Những rủi ro xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp nên lưu ý

Quản lý rủi ro xuất, nhập khẩu là gì?

Trong kinh doanh, không có gì là không có rủi ro, đặc biệt là khi hợp tác kinh doanh với những đối tác và khách hàng ở những quốc gia khác. Chính vì vậy, quản lý rủi ro xuất khẩu hàng hóa không phải là loại bỏ rủi ro, mà đó là các cách mà doanh nghiệp có thể thực hiện để đo lường được mức độ rủi ro sẽ phải đối mặt, sau đó đưa ra phương án xử lý phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa mức độ rủi ro.

Để có thể tập trung và giải quyết các rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp của bạn cần phải tuân thủ theo những bước quản lý rủi ro xuất khẩu sau đây:

  • Xác định tất cả các rủi ro tiềm ẩn: Những rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải trong môi trường làm việc của mình.
  • Xếp hạng từng rủi ro: Sắp xếp rủi ro theo khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn.
  • Đánh giá các chiến lược: Xem xét các chiến lược để quản lý các loại rủi ro xuất khẩu hàng hóa khác nhau.
  • Quản lý thông tin rủi ro: Đưa tất cả các thông tin lên cùng hệ thống quản lý để truy vấn và đưa ra hướng giải quyết giảm thiểu rủi ro nhanh chóng.

Theo dõi rủi ro theo thời gian khi hoàn cảnh và điều kiện thay đổi và điều chỉnh các phương pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro với hàng hóa xuất nhập khẩu theo các thay đổi.

Một doanh nghiệp quản lý rủi ro tốt có thể tự tin hơn trong việc gia hạn tín dụng và các điều khoản thanh toán thuận lợi để củng cố các mối quan hệ kinh doanh, đồng thời đầu tư vào các mối quan hệ khách hàng khác khi cần thiết.

Các loại rủi ro xuất, nhập khẩu hàng hóa thường gặp

Trong quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa quốc tế, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, cụ thể như:

Rủi ro chính trị

Các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa về vấn đề chính trị. Sự thay đổi về chính trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chẳng hạn như:

  • Các cuộc bầu cử chính trị.
  • Các lệnh trừng phạt.
  • Áp lực từ Chính phủ của các nước khác.
  • Tình trạng bất ổn dân sự.

Tình hình chính trị và xã hội của một quốc gia càng ổn định thì rủi ro khi xuất, nhập khẩu hàng hóa của quốc gia đó càng thấp.

Khi tình hình chính trị của một quốc gia thay đổi hoặc xấu đi, các hoạt động kinh doanh ở quốc gia đó sẽ gặp phải một loạt vấn đề như:

  • Chính phủ tịch thu tài sản.
  • Khó khăn khi chuyển tiền ra và vào nước đó.
  • Khách hàng không thể trả được nợ.

Rủi ro pháp lý

Pháp luật của mỗi nước là khác nhau nên các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh ở quốc gia mà mình xuất khẩu bao gồm: Hải quan, hợp đồng, tiền tệ, trách nhiệm pháp lý và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm.

Rủi ro tín dụng và tài chính

Một trong những rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa cần được chú trọng đó là rủi ro về tín dụng, đó là khi khách hàng không thể thanh toán hoặc trả nợ. Rất khó để bắt khách hàng trả nợ ngay cả khi họ ở trong nước, do đó sẽ khó khăn gấp bội khi khách hàng ở một quốc gia khác.

Ngay cả việc đánh giá mức độ tín nhiệm của một khách hàng quốc tế cũng có thể khó khăn. Không phải tất cả các quốc gia đều có thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng trong quá khứ của khách hàng hoặc mức độ tín nhiệm hiện tại.

Rủi ro chất lượng

Khi bạn xuất khẩu và hàng hóa được vận chuyển, khách hàng có thể khiếu nại về chất lượng của các sản phẩm. Đây có thể là những khiếu nại do sản phẩm của bạn không đạt chất lượng như thỏa thuận và yêu cầu cụ thể ban đầu của người mua.

Cũng có trường hợp sản phẩm của bạn đạt chất lượng nhưng khách hàng có thể dùng cách khiếu nại sản phẩm kém chất lượng để đạt được lợi thế và thương lượng giảm giá cho các sản phẩm được vận chuyển.

Rủi ro vận chuyển và hậu cần (logistics)

Thực hiện bán hàng xuất khẩu chỉ là bước khởi đầu của quá trình gồm nhiều giai đoạn. Hàng hóa đã bán lúc này cần được vận chuyển nhanh chóng và an toàn đến tay khách hàng. Đến lúc này, doanh nghiệp có thể gặp phải một loạt rủi ro về vận chuyển và hậu cần (logistics), như:

  • Một số hàng hóa yêu cầu bảo quản lạnh, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hay quá lạnh.
  • Các loại hàng hóa khác cực kỳ dễ vỡ, cần được xử lý cẩn thận hoặc phải được lắp ráp trước khi giao cho khách hàng.

Tất cả các lô hàng phải được theo dõi. Nếu có vấn đề gì xảy ra, người mua có thể cố gắng thương lượng giảm giá hoặc từ chối hoàn toàn lô hàng.

Rủi ro về ngôn ngữ và văn hóa

Kinh doanh với khách hàng ở quốc gia khác đòi hỏi một sự tin tưởng nhất định. Sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay